
Hiện nay, dù là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ đều có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước đang hoạt động và có nhu cầu vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Nhưng trên thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khiến cá nhân, doanh nghiệp (bên vay) gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu gia hạn thời gian trả nợ ngân hàng.
Vậy pháp luật quy định thế nào về việc khách hàng có đề nghị gia hạn nợ vay ngân hàng hoặc tại các tổ chức tín dụng khác?
– Căn cứ theo điểm b, Khoản 10, Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư 39/2016/TT-NHNN), Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.
– Căn cứ Khoản 3, Khoản 4 Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:
+ Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng sẽ xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ) theo Điều 19 hoặc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
+ Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho gia hạn khoản vay với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
– Ngoài ra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được bảo lãnh bởi Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ được gia hạn nợ:
Căn cứ Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC ngày 26/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Thông tư 57/2019/TT-BTC), Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xem xét gia hạn nợ:
+ Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
+ Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
+ Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC, những doanh nghiệp vừa và nhỏ được bảo lãnh bởi Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đáp ứng những điều kiện sau để được gia hạn nợ:
+ Khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;
+ Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ;
+ Khoản nợ của khách hàng đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Theo đó, thời hạn gia hạn khoản vay ngân hàng đối với những doanh nghiệp trên có thể được gia hạn nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh.
Đồng thời, Quỹ bảo lãnh tín dụng điều chỉnh thời hạn nhận nợ bắt buộc trong Hợp đồng nhận nợ bắt buộc.
Sau đây là mẫu Giấy đề nghị gia hạn nợ ngân hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ GỐC, LÃI
Kính gửi: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG……………………
Tên người vay:………………………………………………………………………………………………..
Nợ vay NH số tiền:……………………………………………………………………………………………
Hợp đồng tín dụng số:………………………………………. ngày……tháng…….năm……..
Đã trả nợ được, số tiền gốc:……………………………….. số tiền lãi:………………………………..
Còn nợ lại………………………………………………………………………………………………………..
Hạn phải trả vào ngày……tháng…….năm……..
Lý do chậm trả:
– ……………………………………………………………………………………………………………………
– ……………………………………………………………………………………………………………………
-…………………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị chi nhánh NH …………………. gia hạn:
– Số nợ gốc đến ngày……tháng…….năm……..
– Số nợ lãi đến ngày……tháng…….năm……..
Chúng tôi xin cam kết trả đúng hạn trên.
Người
vay (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
PHẦN PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG
1- Ý kiến của cán bộ tín dụng:
Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng, tôi thấy nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do:
-………………………………………………………………………………………………………………….
-………………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị cho gia hạn/Không cho gia hạn:
– Số tiền gốc:……………………………………….. thời hạn:…………….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
– Số tiền lãi:…………………………………………. thời hạn:…………….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
CÁN
BỘ TÍN DỤNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
2 – Ý kiến của Phòng tín dụng:
Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/không đồng ý:
Đề nghị Giám đốc cho gia hạn/Không cho gia hạn:
– Số tiền gia hạn:
+ Gốc:………………………………………………… thời hạn:…………….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
+ Lãi:………………………………………………….. thời hạn:…………….. tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
PHÊ
DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC
Ngày……tháng…….năm……..
GIÁM
ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) |
TRƯỞNG
PHÒNG TÍN DỤNG (Ký, ghi rõ họ tên) |