fbpx

Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài Thương Mại

Hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi muốn hỏi về điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như những ưu điểm và khuyết điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức này? Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời: VietPointLaw cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. VietPointLaw xin phúc đáp câu hỏi như sau:

Trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành

Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”

Như vậy, điều kiện tiên quyết để một tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.

Điều kiện thứ hai để một tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài là tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Cụ thể, theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại hiện hành thì các tranh chấp sau đây thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Bài viết tương tự:  Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

Đồng thời, thỏa thuận trọng tài phải đáp ứng quy định luật định về hình thức. Khoản 1, 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại hiện hành quy định về Hình thức của thỏa thuận trọng tài, theo đó:

  • Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Cần lưu ý rằng thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
  • Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản.

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại hiện hành và Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài;
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 nêu trên;
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu;
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Bài viết tương tự:  Quy Định Về Thời Hạn Sử Dụng Đất

Như vậy, điều kiện để một tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại bao gồm: (1) phải có thỏa thuận trọng tài đáp ứng hình thức và điều kiện luật định về người xác lập thỏa thuận cũng như nguyên tắc xác lập thỏa thuận, (2) tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

Những ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?

Ưu điểm:

  • Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp;
  • Đảm bảo bảo mật thông tin;
  • Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết;
  • Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm.

Nhược điểm:

  • Chi phí giải quyết bằng trọng tài cao;
  • Việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất nhiều thời gian;
  • Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại và trong một số trường hợp có thể bị hủy.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *