fbpx

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi muốn hỏi các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực không? Xin cảm ơn Luật sư.

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Trả lời: VietPointLaw cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. VietPointLaw xin phúc đáp câu hỏi như sau:

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

Trước hết, bạn cần xác định dự án đầu tư của mình có thuộc các trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài hay không. Cụ thể, các trường hợp này được quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 như sau:

– Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương ra nước ngoài của Quốc hội:

  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

– Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương ra nước ngoài của TTCP:

  • Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Nếu dự án đầu tư ra nước ngoài của bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài rồi mới tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bài viết tương tự:  Không có sổ đỏ có làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú được không?

Nếu dự án đầu tư ra nước ngoài của bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Ra Nước Ngoài

– Thành phần hồ sơ theo khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Đầu tư;
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm.

– Địa điểm nộp hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Thời hạn:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực không?

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Theo Điều 60 Luật Đầu tư, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Bài viết tương tự:  Ủy quyền trong thủ tục ly hôn

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sẽ chấm dứt khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bản trong một trong các trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  • Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;
  • Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;
  • Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *