fbpx

Quy Định Về Thủ Tục Đăng Ký Tham Gia Bảo Hiểm Y Tế

Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là BHYT) là một nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng đối với người tham gia bảo hiểm khi những người này không may gặp phải rủi ro mà theo quy định pháp luật được hưởng quyền lợi, hỗ trợ từ BHYT. Thẻ BHYT là căn cứ xác nhận cá nhân có tham gia BHYT, được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của pháp luật. Thẻ BHYT do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho các đối tượng đăng ký tham gia BHYT (mua bảo hiểm y tế), mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT.

Cá nhân có thể đăng ký tham gia BHYT thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức quản lý của mình, theo các nhóm sau đây:

– Người sử dụng lao động sẽ lập danh sách để đăng ký tham gia BHYT cho những đối tượng sau:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong các doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có hưởng tiền lương và cán bộ, công chức, viên chức, trừ những đối tượng thuộc sự quản lý của các đơn vị của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

– Cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp sẽ lập danh sách đề nghị cấp BHYT cho những đối tượng sau:

+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;

+ Học sinh, sinh viên.

– Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức thuộc sự quản lý của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;

Bài viết tương tự:  Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng không?

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể theo quy định pháp luật để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng này;

– Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm lập danh sách đăng ký tham gia BHYT cho những đối tượng sau:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ;

+ Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;

+ Cán bộ cấp xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

+ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Các đối tượng khác thuộc Khoản 1 đến Khoản 12, Khoản 16 và Khoản 17 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

+ Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Danh sách đăng ký tham gia BHYT được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

– Ngoài ra, quy định về BHYT của các đối tượng là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thuộc Khoảng 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 được quy định tại Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu;

Bài viết tương tự:  Điều kiện cấp thẻ APEC

– Hồ sơ cấp mới thẻ BHYT (đăng ký lần đầu):

+ Tờ khai tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia BHYT lần đầu;

+ Danh sách đối tượng tham gia BHYT do tổ chức quản lý tương ứng lập.

– Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT:Người bị mất thẻ làm đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT;

– Hồ sơ đổi thẻ BHYT: Trường hợp bị rách, nát hoặc hỏng; thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu; thông tin ghi trong thẻ không đúng: Người tham gia BHYT làm đơn đề nghị đổi thẻ và nộp kèm thẻ BHYT;

– Thời hạn thực hiện: theo quy định tại Điều 30 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 ban hành quy trình thu Bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT thì thời gian giải quyết thủ tục cấp thẻ BHYT sẽ được quy định như sau:

+ Đối với trường hợp cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

+ Đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT:

* Trường hợp không thay đổi thông tin: thời hạn giải quyết không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;

* Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

* Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *