fbpx

Quy Định Của Pháp Luật Về Mức Đóng Bảo Hiểm Y Tế

Tùy vào từng đối tượng sẽ có mức đóng Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là BHYT) khác nhau. Mức đóng BHYT được pháp luật quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, theo đó:

– Mức đóng BHYT của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức là bằng 4,5% lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;

– Mức đóng BHYT của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng là bằng 4,5% lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

– Mức đóng BHYT của người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bằng 4,5% lương tháng trước khi nghỉ chế độ và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

– Mức đóng BHYT của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là bằng 4,5% số tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Bài viết tương tự:  Bạn Cần Biết Gì Về Xây Dựng Nhà Không Phép?

– Mức đóng BHYT của nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP là bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với người thứ nhất, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất và do đối tượng đóng theo hộ gia đình trong điều kiện các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính; Mức hỗ trợ trên sẽ không được áp dụng khi những đối tượng này được ngân sách nhà nước hỗ trợ;

– Mức đóng BHYT của những đối tượng thuộc điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014 là bằng 4,5% mức lương tháng hoặc mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;

– Mức đóng BHYT của những đối tượng còn lại là 4,5% mức lương cơ sở.

– Trông các đối tượng nêu trên, sẽ có một số trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau:

+ Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

+ Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;

Bài viết tương tự:  Phân chia tài sản công ty của vợ chồng khi ly hôn

+ Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Riêng quy định về BHYT, mức đóng BHYT của các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an được quy định tại Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *