fbpx

Dự án có quy mô từ 500 ha trở lên phải lập quy hoạch chung.

Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững (theo Khoản 7 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009).

Luật số 35/2018/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch quy định quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới. Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương.

Ngày 30/8/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/8/2019.

Nghị định 72/2019/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về nguyên tắc lập lập quy hoạch đô thị tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP như sau: “Thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới phải được lập quy hoạch chung, đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh”.

Căn cứ theo Nghị định 72/2019/NĐ-CP thì:

Bài viết tương tự:  Quy Trình, Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất Cho Căn Hộ Chung Cư

Các khu chức năng có quy mô trên 500 ha cần phải được lập quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch đô thị. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.

Các khu vực chức năng có quy mô trên 500 ha được lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng và xác định dự án đầu tư xây dựng, nếu được xác định trong quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.

Như vậy, đối với khu chức năng có quy mô trên 500 ha cần phải được lập quy hoạch chung, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch đô thị.

So với quy định trước đây tại Nghị định 44/2015/NĐ-CP thì thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với vùng liên tỉnh, vùng tỉnh không quá 03 tháng; đối với các vùng khác không quá 02 tháng, thì nay, Nghị định 72/2019/NĐ-CP đã sửa đổi thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện không quá 02 tháng.

Đồng thời, Nghị định 72/2019/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, theo đó, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.

Bài viết tương tự:  Bộ Tài nguyên & Môi trường đề nghị sổ đỏ ghi tên cả 2 vợ chồng

Ngoài ra, Nghị định 72/2019/NĐ-CP đã sửa đổi đối với quy định về thời gian thẩm định nhiệm vụ quy hoạch như sau: “Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, thời gian thẩm định nhiệm vụ quy hoạch không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án quy hoạch không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án quy hoạch không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định”.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *