fbpx

05 quy định quan trọng về BHXH, BHYT được áp dụng từ năm 2020

BHXH, BHYT là hai trong số những loại bảo hiểm được sử dụng và biết đến nhiều nhất đối với người dân, doanh nghiệp. Do vậy, việc nắm bắt những quy định pháp luật liên quan đến hai loại bảo hiểm này thực sự rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật những quy định về BHXH, BHYT có hiệu lực từ năm 2020.

1. Thay thế Sổ BHXH bằng thẻ BHYT điện tử – tích hợp dữ liệu thẻ BHYT và sổ BHXH

Căn cứ Khoản 2 Điều 96 Luật BHXH năm 2014, đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH. Đồng thời, căn cứ Điểm g Khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chậm nhất đến ngày 01/01/2020, cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT.

Theo trang thông tin BHXH điện tử, thẻ BHYT điện tử là dạng thẻ chip, kích cỡ giống hệt với một một chiếc thẻ ATM hay Master card, lưu giữ các thông tin cơ bản, quá trình đóng, hưởng của người tham gia BHXH, BHYT, người sử dụng thẻ được xác thực thông qua đầu đọc và nhận diện vân tay. Dữ liệu chi tiết của thẻ sẽ được lưu giữ tại Trung tâm dữ liệu tập trung của ngành BHXH, được truy xuất khi người tham gia thực hiện các giao dịch như khám, chữa bệnh BHYT, giải quyết các chế độ BHXH…

Như vậy, từ 01/01/2020, sổ BHXH sẽ được thay bằng thẻ BHYT điện tử, và thẻ này sẽ tích hợp dữ liệu cả thẻ BHYT và sổ BHXH.

2. Hoàn thành việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH

Theo Khoản 2 Điều 9 Luật BHXH năm 2014, đến năm 2020, BHXH hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.

Theo Ông Nguyễn Hoàng Phương – Phó giám đốc Trung tâm CNTT BHXH Việt Nam đã có chia sẻ với phóng viên báo Quân đội nhân dân, để hoàn thành mục tiêu, trong năm 2019, ngành BHXH phải hoàn thành các nội dung về ứng dụng CNTT như sau:

  • Tiếp tục triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm: Cập nhật mã số và đồng bộ thông tin định danh người tham gia; quản lý dữ liệu thu nộp BHXH, dữ liệu chi trả BHXH, quá trình hưởng và quá trình tham gia, thông tin đơn vị tham gia BHXH…
  • Đề xuất những hành lang pháp lý cần thiết và tiến hành liên thông, cung cấp thông tin, dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhằm góp phần vào việc kiến tạo Chính phủ điện tử cả quốc gia;
  • Khuẩn trương xây dựng hệ sinh thái 4.0, phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ: Dịch vụ tin nhắn (SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách; phân tích, khai thác được lượng dữ liệu rất lớn của ngành trên BIGDATA; thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên mức độ 4.
Bài viết tương tự:  Tạo khuôn khổ pháp lý cho thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

3. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Theo Điều 54 Luật BHXH năm 2014, người lao động  quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 54 Luật BHXH năm 2014, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì sẽ được hưởng lương hưu nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 55 Luật BHXH năm 2014, những người lao động này được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Từ ngày 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
  • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, kể từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

4. Thay đổi cách tính lương hưu hàng tháng đối với người lao động nam

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện theo quy định pháp luật từ ngày 01/01/2018 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

  • Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
  • Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Bài viết tương tự:  Ngày 01/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

(Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%).

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì được tính bằng 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với là 18 năm (năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm). Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu năm 2020 không có gì thay đổi so với hiện nay.

5. Thay đổi cách tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quyết định

Căn cứ vào Điểm e, Điểm g Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014, kể từ năm 2020, đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

  • Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Như vậy, nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quyết định và tham gia BHXH từ năm 2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *